image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Về nguồn Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Ngày 13/4/2025 đoàn cán bộ xã Thanh Phú Long tổ chức về nguồn tại Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Anh-tin-bai

Đoàn cán bộ xã chụp ảnh đường vào Khu căn cứ Rừng Sác

Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích trên 2.100 ha. Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ là Khu căn cứ Cách mạng Rừng Sác, nơi đây được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, Khu căn cứ này đã được nhiều người biết đến qua quá khứ hào hùng của Đội Đặc công Rừng Sác. Căn cứ đã được xây dựng và tái hiện lại gần như toàn bộ quang cảnh sinh hoạt và chiến đấu của các anh hùng khi xưa như: Nhà cảnh vệ, nhà đón tiếp, hầm trú ẩn, hội trường, nhà hậu cần, nhà quân y, nhà quân giới, nhà cơ yếu; cảnh chỉ huy Đoàn 10 đang nghe báo cáo tình hình thực địa và hạ quyết tâm tổ chức tập kích phá hủy kho xăng Nhà Bè, cảnh chiến sĩ Đoàn 10 tiêu diệt cá sấu, cách chưng cất nước mặn thành nước ngọt, cảnh đưa tiễn chiến sĩ vào trận đánh, trận địa súng DKZ pháo kích vào Dinh Độc lập.

Anh-tin-bai

Hội trường Khu căn cứ Rừng Sác

Anh-tin-bai

Nhà cơ yếu

Anh-tin-bai

Nhà quân y

Anh-tin-bai

Xưởng mai quân giới

Theo lời hướng dẫn viên khu di tích, Rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) ngày ấy được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn - Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là “cổ họng” vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 15/4/1966, Bộ Chỉ huy Miền thành lập đặc khu rừng Sác với mật danh T10, sau đổi thành Đoàn 10 với nhiệm vụ án ngữ cửa biển, hướng dẫn Nhân dân và xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch. Trung đoàn 10 - Bộ đội Đặc công rừng Sác, có nhiệm vụ thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá chiếm giữ khu rừng Sác để tiến công liên tục vào kho tàng, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy chiến tranh Mỹ - chính quyền Sài Gòn. 

Anh-tin-bai

Hầm trú ẩn

Anh-tin-bai

Cảnh chỉ huy Đoàn 10 đang nghe báo cáo tình hình thực địa và hạ quyết tâm tổ chức tập kích phá hủy kho xăng Nhà Bè

Chín năm chiến đấu (1966-1975), Đoàn 10 kiên cường bám trụ đứng vững trên thế trận phòng ngự và tạo thế chủ động tiến công, đánh sâu vào bến cảng, kho tàng hậu cứ địch theo mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Miền, xây dựng phong trào cách mạng địa phương, hướng dẫn Nhân dân trong các ấp chiến lược đấu tranh với địch, xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm, phát triển chiến tranh du kích phá thế kìm kẹp của địch, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã vượt lên chính mình, biết dựa vào dân xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng tư tưởng kiên định vững vàng, ý chí quyết tâm chiến đấu sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng để chiến thắng kẻ thù, truyền thống của đơn vị: “Rừng Sác là nhà, bến cảng, kho tàng là trận địa, sông Lòng Tàu là quyết chiến điểm - có lệnh là đánh - hoàn cảnh nào cũng đánh - đã đánh là thắng”.

Ngày 15/12/2004, Căn cứ Rừng Sác đã được Bộ Văn hóa-– Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đến tham quan Di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác hôm nay, chúng ta không chỉ vừa để thưởng ngoạn thiên nhiên hoang sơ mà còn tìm về cội nguồn như một cách để nhắc nhớ, ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đỗ Văn Xoài
image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
 image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement

image advertisement

 image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thư viện ảnh
"