image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành năm 2024

Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Chương trình) là một Chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện nhằm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nhằm để thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến nông tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ cao, sản xuất trái thanh long theo hướng chất lượng, không chạy theo số lượng.

Tập trung đào tạo, tập huấn, tuyên truyền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn mặn,... để nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Tư vấn, hỗ trợ, củng cố, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu liên kết sản xuất, hình thành chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Huy động các nguồn lực góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 31/7/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 29-NQ/HU ngày 30/8/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy.

Mục tiêu cụ thể là triển khai thực hiện nhân rộng 705 ha thanh long ứng dụng CNC tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Để đạt các mục tiêu đã đề ra, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cây thanh long với các nội dung như sau:

Thứ nhất là tổ chức lại sản xuất

Tiếp tục củng cố hoạt động của 15 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã được thành lập trước đây đảm bảo HTX hoạt động có hiệu quả, thực hiện liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ thanh long, đồng thời thành lập mới các (THT) trong vùng thực hiện nhân rộng năm 2024 và củng cố duy trì sinh hoạt của 156 THT đã được thành lập trước đây.

Xây dựng HTX Long Hội xã An Lục Long theo mô hình HTX điểm của tỉnh để tiếp tục nhân rộng ra phạm vi toàn huyện trong thời gian tới.

Thứ hai là tập huấn chuyển giao KHKT

Năm 2024 các ngành kỹ thuật của huyện tổ chức mở 50 cuộc tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân.

Thứ ba là thực hiện nhân rộng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao (CNC)

Theo kế hoạch trong năm 2024 huyện tiếp tục thực hiện nhân rộng diện tích thanh long ứng dụng CNC với diện tích 705 ha, tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Thứ tư là xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị

Phối hợp cùng với tỉnh triển khai thực hiện xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng CNC đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị với diện tích 75 ha gồm xã Hòa Phú, xã Vĩnh Công.

Tổ chức tập huấn cho nông dân trồng thanh long về các quy trình sản xuất, các điều kiện và yêu cầu cần và đủ để thực hiện sản xuất thanh long theo VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.

Lồng ghép xây dựng 01 mô hình trồng thanh long theo GAP với diện tích 10 ha (tỉnh thực hiện năm thứ 2) và nhân rộng trên diện tích còn lại (huyện thực hiện). 

Kết nối tìm đầu ra cho các mô hình đạt chứng nhận VietGAP, hữu cơ.

Thứ năm là nhân rộng mô hình

Trên cơ sở các mô hình điểm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất do tỉnh và huyện thực hiện, trong năm 2024 huyện tiếp tục thực hiện nhân rộng diện tích 705 ha, tại các xã của huyện.

Tổ chức triển khai, xây dựng mô hình, tập huấn cho nông dân tham gia, hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu như phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để xử lý đất và quản lý dịch hại trên thanh long; ứng dụng cơ giới, công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… vào sản xuất như: Băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ; lắp đặt hệ thống tưới nước tiên tiến; hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng máy móc, thiết bị cơ giới trong chăm sóc thanh long (cắt tỉa cành nhánh, bón phân, phun thuốc,...) cho nông dân tham gia thực hiện mô hình.

Tố Uyên


Tố Uyên
image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thư viện ảnh