image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý nước mặt và nước ngầm phục vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Châu Thành"

Ứng dụng công nghệ cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn, cụm, tuyến dân cư vùng lũ tỉnh Long An từ các kết quả nghiên cứu để xử lý nước mặt tại trạm cấp nước ấp 4 xã Hiệp Thạnh cung cấp sinh hoạt cho 250 hộ dân thực hiện chủ trương cấp nước an toàn, tiến tới tăng cường sử dụng nước mặt (nhất là trong 6 tháng mùa mưa) song song với nguồn nước ngầm hiện có của trạm; Đồng thời giúp cho UBND huyện Châu Thành hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Nhằm hạn chế khai thác nguồn nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện điều kiện vệ sinh nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân.

Xuất phát từ dự án "Xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn, cụm, tuyến dân cư vùng lũ tỉnh Long An" (thuộc Chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi" giai đoạn 2004 – 2010) do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An (nay là Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ) chủ trì thực hiện. Dự án đã được hội đồng nghiệm thu và đánh giá kết quả loại Đạt theo Biên bản họp hội đồng, nghiệm thu dự án do Trung ương quản lý vào ngày 25/12/2010. Kết quả sản phẩm nghiệm thu của đề tài bao gồm:

  • Các quy trình công nghệ xử lý nước mặt, xử lý nước ngầm.
  • Thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị gồm: Thiết bị lọc có công suất 10-20m3/h và thiết bị điều áp thay thế cho đài nước cổ điển có thể đưa nước đi xa hơn 7km.
  • Hoàn thiện công nghệ lọc nước sinh hoạt gồm nước ngầm và nước mặt.
  • Xây dựng được quy trình kỹ thuật về xử lý nước ngầm và nước mặt.
  • Đào tạo 15 cán bộ kỹ thuật viên và tập huấn vận hành cho 100 người.

    Từ các kết quả của dự án nêu trên, được biết Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện nhân rộng tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Long An, tiêu biểu như sau : 

    + Huyện Tân Thạnh có Mô hình ứng dụng công nghệ xử lý nước mặt cung cấp nước sinh hoạt Cụm tuyến dân cư vùng lũ xã Nhơn Hòa huyện Tân Thạnh.

    + Huyện Đức Huệ có Mô hình ứng dụng công nghệ xử lý nước mặt cung cấp nước sinh hoạt ấp 6 xã Mỹ Thạnh Đông huyện Đức Huệ.

    + Riêng địa bàn huyện Châu Thành cũng đã có triển khai Mô hình hệ thống lắng lọc nước giếng Ấp Nhà Việc xã An Lục Long; Mô hình hệ thống lắng lọc nước giếng Ba Tân, ấp 7 xã Hiệp Thạnh; Mô hình hệ thống lắng lọc nước giếng Cầu Ván – Song Tân, xã An Lục Long; … Đến nay các mô hình vẫn còn đang hoạt động hiệu quả, cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân trong khu vực.

    Nhằm giúp cho UBND huyện Châu Thành hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Châu Thành xây dựng kế hoạch triển khai mô hình nước mặt sử dụng song song với nguồn nước ngầm hiện có tại Trạm cấp nước ấp 4 xã Hiệp Thạnh huyện Châu Thành thông qua việc ứng dụng các sản phẩm của dự án nêu trên như: Quy trình công nghệ xử lý nước mặt và nước ngầm; thiết kế chế tạo thiết bị lọc dựa trên công trình xử lý nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm hiện có tại trạm. Với yêu cầu đặt ra tại địa phương, sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành thiết kế lắp đặt mở rộng, nâng công suất (từ 10-15m3/h lên 15-20m3/h), kết nối công nghệ với công trình hiện có, sử dụng song song nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt để xử lý nước cấp sinh hoạt cho các hộ dân trong khu vực, sử dụng nguồn điện từ hệ thống tấm quang điện mặt trời 5kW kết nối vào nguồn điện lưới quốc gia giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình hệ thống hoạt động. Chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật địa phương QCĐP 01:2022/LA ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Long An. 

    Nhân rộng mô hình xử lý nước mặt tại trạm cấp nước ấp 4 xã Hiệp Thạnh huyện Châu Thành với các ưu điểm:

    - Xử lý được các loại nước mặt có tính chất đa dạng.

    - Chủ động được nguồn nước đầu nguồn (nước ngầm và nước mặt) để xử lý cung cấp nước sạch cho người dân đạt quy chuẩn nước sạch địa phương.

    - Nâng công xuất xử lý lớn hơn, mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch.

    - Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước đang dần bị cạn kiệt.
    Tố Uyên


Tố Uyên
image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thư viện ảnh