image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Triển khai thực hiện các giải pháp chống hạn thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023

Để chủ động cho công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai hạn, xâm nhập mặn đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô 2022-2023, đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nước tưới phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Chủ động nắm bắt tình hình để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Triển khai thực hiện công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâp nhập mặn theo nguyên tắc: Ưu tiên nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Chủ động điều tiết, vận hành các cống đầu mối, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước phục vụ dân sinh. 

Thực hiện các công trình trọng yếu ngăn mặn, trữ ngọt; đầu tư nạo vét các công trình cấp bách đảm nguồn nước tưới phục vụ sản xuất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

Về thực trạng hệ thống thủy lợi, toàn huyện có 72 km đê bao khép kín đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt. Hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, trong đó hệ thống thủy lợi Bảo Định đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất toàn huyện.

Thực trạng cao trình đáy kênh, rạch cấp I dao động từ (-2.0) đến (-2.5), hệ thống kênh cấp II, cấp III cao trình đáy dao động từ (-0,5) đến (-1.5). Với cao trình trên hiện tại thì mùa khô năm 2023 một số kênh cấp II, cấp III sẽ thiếu nước để tưới thanh long.   

Về giải pháp chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thường xuyên đo đạc, theo dõi diễn biến chất lượng nguồn nước, xâm nhập mặn trên sông trục chính, các tuyến kênh rạch nội đồng; cập nhật thông tin của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh kịp thời thông báo đến các xã, thị trấn và người dân chủ động triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm tra tình hình hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, chủ động chỉ đạo điều hành cấp nước phục vụ sản xuất. Tuyên truyền nhân dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất bằng việc ứng dụng hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước.

Dự kiến thành lập các tổ trạm bơm dã chiến đặt tại các trục đầu kênh cấp II, cụ thể:

-Kênh trạm bơm Hòa Phú-Bình Quới

-Kênh trạm bơm Hiệp Thạnh-Phú Ngãi Trị

-Kênh rạch Củi Phước Tân Hưng

-Kênh rạch Đình Phước Tân Hưng

-Kênh Chiến Lược Dương Xân Hội

-Kênh T1 Long Trì

-Kênh T2 Long Trì

-Kênh Chiến Đấu An Lục Long

-Rạch Phú Lộc Thanh Phú Long

-Kênh 30/4 An Lục Long

Đối với các kênh cấp III UBND các xã xây dựng kế hoạch lập các tổ máy bơm dã chiến phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương.

 Tổ chức trục vớt lục bình, dọn cỏ trên tất cả các hệ thống kênh, rạch với phương thức xã hội hóa.

Rà soát tổ chức triển khai thi công nạo vét một số công trình cấp bách theo phân cấp, cụ thể:

- Đối với các trục kênh cấp I bị bồi lắng xuống cấp giao Phòng Nông nghiệp &PTNT tham mưu đề nghị tỉnh đầu tư nạo vét đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất.

- Đối với các kênh cấp II giao Phòng Nông nghiệp &PTNT tham mưu lập danh mục triển khai nạo vét cấp bách các công trình từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ năm 2023. 

- Đối với các tuyến kênh nội đồng cấp III giao UBND các xã thị trấn tổ chức nạo vét bằng hình thức xã hội hóa, vận động dân góp 40%, 60% còn lại xã hỗ trợ từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu hoặc kinh phí dự phòng của xã.

Để thực hiện được các nội dung đã đề ra, cần quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng công tác chống hạn, xâm nhập mặn và xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, thực hiện tốt phương châm " bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và " ba sẵn sàng" (chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả). 

Tố Uyên


Tố Uyên
image advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thư viện ảnh